Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2016

Giá vàng giảm vào đầu tuần

Theo đó, lúc 7h40, giờ Hà Nội, giá giao ngay giảm khoảng 2 USD, xuống sát 1.323 USD mỗi ounce. Mức giá này tương đương 35,62 triệu đồng một lượng. 

Đồng USD có xu hướng đi lên nhẹ đã gây áp lực giảm giá đối với vàng ngay phiên mở cửa sáng nay tại thị trường châu Á.

Trong khi đó, thị trường trong nước mở cửa phiên hôm nay niêm yết quanh 36,23-36,33 triệu đồng, cao hơn giá thế giới lần lượt 610.000 và 710.000 đồng.
gia-vang-giam-dau-tuan
Giá vàng trong nước sáng nay cao hơn thế giới trên dưới 700.000 đồng một lượng. 
Trong phiên cuối tuần trước, giá vàng giao ngay chốt ngày ở 1.324 USD, tăng hơn 11 USD do đồng USD giảm trước những dữ liệu việc làm kém khả quan. Các nhà phân tích cho rằng, giá vàng tuần này sẽ có lợi thế đi lên do chỉ số đồng USD khả năng tiếp tục giảm. 
Hiện nay các nhà đầu tư bán lẻ vẫn lạc quan về vàng. Nhiều người tiếp tục mua vàng dự đoán giá cao hơn cũng như họ tự bảo vệ mình chống lại biến động thị trường tiền tệ. 
Dự báo về giá vàng tuần này, nhiều chuyên gia cũng như nhà đầu tư đều cho rằng giá tăng. Theo khảo sát của Kitco.com, trong số 13 người - là chuyên gia, các đại lý vàng, ngân hàng đầu tư, thương nhân giao dịch tương lai và các nhà phân tích kỹ thuật biểu đồ trả lời thì có đến 62% cho biết họ mong đợi để xem giá cao hơn. 
Ngoài ra, tuần này với 1.091 người tham gia cuộc khảo sát trực tuyến Kitco thì 57% là lạc quan về vàng trong ngắn hạn, 29% dự báo giảm giá và còn lại 14% là trung tính về giá vàng.

Nhà đầu tư bắt đầu tăng về giao dịch vàng

 Mở cửa ngày 5/9, giá bán vàng của Tập đoàn DOJI giảm 30.000 đồng so với ngày cuối tuần, xuống 36,30 triệu đồng. Giá mua từ khách hạ 10.000 đồng và lùi sát về 36,22 triệu đồng. Giá mua bán sỉ thấp hơn giá lẻ 10.000 đồng mỗi lượng.

Doanh nghiệp trong nước điều chỉnh giảm giá vài chục nghìn đồng mỗi lượng theo thế giới, đồng thời ghi nhận lượng giao dịch được cải thiện hơn.

Cùng lúc, Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) công bố giá mua 36,16 triệu đồng, bán ra 36,37 triệu đồng một lượng, giảm vài chục nghìn đồng so với hôm qua.
nha-dau-tu-bat-dau-tang-giao-dich-vang
Giá vàng giảm nhẹ sáng nay. Ảnh: Lệ Chi.
Giá trong nước sụt giảm sáng nay do chứng kiến thị trường quốc tế đi xuống. Theo đó, mỗi ounce mất khoảng 2 USD trong phiên giao dịch châu Á sáng nay. Lúc 9h10 (giờ Hà Nội) mỗi ounce đứng quanh 1.323 USD. Quy ra tiền Việt, mỗi lượng vàng thế giới tương đương 35,62 triệu đồng, thấp hơn giá bán trong nước khoảng 650.000 đồng.
Theo Tập đoàn DOJI trong tuần qua, mỗi khi giá giảm, thị trường lại có tín hiệu khởi sắc, nhu cầu mua vào của một số nhà đầu tư đã xuất hiện. "Giá vàng trong nước chủ yếu chịu ảnh hưởng từ thị trường thế giới mà tuần này có nhiều thông tin nóng được công bố nên hy vọng sẽ có những tín hiệu giao dịch khả quan hơn", DOJI nhận định và cho biết phiên giao dịch cuối tuần rồi, nhu cầu mua vàng vào vẫn chiếm áp đảo với tỷ lệ 65% trên tổng lượng khách.
Trên thị trường ngoại hối, giá mua bán đôla Mỹ tại các ngân hàng khá ổn định sáng nay. Theo đó, Vietcombank công bố giá USD lúc 9h là 22.260-22.330 đồng. Các ngân hàng khác có giá tương tự.

Yahoo Nhật Bản rót vốn vô công ty của chàng trai biết 6 thứ tiếng

(5/9), quỹ đầu tư Nhật Bản (Yahoo Japan) đã công bố hoàn thành việc đầu tư vào hệ thống Offpeak - nền tảng tìm kiếm nhà hàng và giảm giá ở khu vực Đông Nam Á.

Công ty dịch vụ đặt món của Christian Nguyễn - Việt kiều Pháp, vừa được quỹ đầu tư Yahoo Nhật Bản đầu tư hàng triệu USD.

Mặc dù không tiết lộ số tiền cụ thể, nhưng đại diện công ty cho biết khoản đầu tư trị giá lên tới hàng triệu USD.

Ra mắt vào năm 2014, đến nay mô hình này đã mở rộng thị trường vào Singapore, Thái Lan, Việt Nam và trụ sở chính tại Malaysia
Tính đến tháng 9/2016, trung bình mỗi 40 giây có một lượt đặt bàn tại các nhà hàng và quán cà phê trong hệ thống. Công ty đang hợp tác với hơn 3.000 nhà hàng tại 4 quốc gia.
Offpeak được điều hành bởi Christian Nguyễn - Việt kiều Pháp (người biết 6 thứ tiếng) và 3 đồng sáng lập người Malaysia. Bốn doanh nhân này đều dày dạn kinh nghiệm trong các lĩnh vực công nghệ và thương mại điện tử. Thời gian tới, công ty sẽ đi sâu vào thị trường Đông Nam Á.
"Chúng tôi nhìn thấy tiềm năng to lớn trong lĩnh vực F&B trên thị trường. Hơn nữa, việc triển khai và tốc độ tăng trưởng ở Đông Nam Á của công ty là đáng khen ngợi", đại diện quỹ đầu tư Yahoo Nhật nhận định.
Trước đó, Offpeak đã nhận được đầu tư từ quỹ Gobi (Trung Quốc) với 800.000 USD, quỹ Cradle (Malaysia) rót 200.000 USD.

Nhật Bản có thể tăng kích thích về tiền tệ

Ông tuyên bố họ cũng không loại trừ khả năng cân nhắc các biện pháp mới nếu cần thiết, để đạt mục tiêu lạm phát 2%. "Sẽ có trường hợp cần các biện pháp mạnh, dù chúng có thể tốn kém. Ngân hàng trung ương luôn chuẩn bị sẵn các lựa chọn chính sách để giải quyết những vấn đề như thế này", ông nói.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản - Haruhiko Kuroda hôm nay cho biết họ vẫn còn khả năng mở rộng chương trình nới lỏng tiền tệ, như giảm thêm lãi suất hay tăng mua lại tài sản.

nhat-ban-co-the-tang-kich-thich-tien-te
Ông Kuroda trong buổi họp báo hồi tháng 7. Ảnh: Reuters
Ông Kuroda không đồng tình với quan điểm của thị trường rằng chính sách tiền tệ đã chạm giới hạn. Ông cho biết vấn đề là họ phải cân nhắc chi phí và lợi ích của mỗi biện pháp.
"Chẳng có chính sách nào là hoàn hảo cả. Chúng tôi sẽ không ngần ngại nới lỏng thêm nữa, miễn là nó cần thiết với nền kinh tế Nhật Bản nói chung", ông cho biết.
Hồi tháng 7, BOJ đã công bố thêm biện pháp nới lỏng và cam kết thực hiện một cuộc đánh giá toàn diện tác động của chương trình này trong tháng 9. Phần lớn các nhà kinh tế học dự báo BOJ sẽ nới lỏng thêm trong bản nhận xét này.
Nhật Bản đã giảm phát suốt 2 thập kỷ qua. Tuy nhiên, các chính sách của nước này vẫn chưa phát huy tác dụng. CPI Nhật Bản còn giảm tháng thứ 5 liên tiếp trong tháng 7. Và BOJ thậm chí phải lùi thời hạn đạt mục tiêu lạm phát vài lần, từ sau khi triển khai gói nới lỏng năm 2013. 

Volkswagen phạm luật tiêu dùng ở 20 nước

EC cho biết Ủy viên chịu trách nghiệm các vấn đề công nghiệp - Elzbieta Bienkowska đã liên tục nhắc nhở Volkswagen cân nhắc tự nguyện bồi thường cho người tiêu dùng, nhưng vẫn chưa nhận hồi đáp thỏa đáng.

Nhật báo Đức - Die Welt trích kết luận của Ủy ban châu Âu (EC) cho biết hãng xe này đã gian lận kiểm tra khí thải tại 20 nước thành viên.

Vì vậy, tòa án các nước sẽ là cơ quan quyết định liệu người tiêu dùng có được bồi thường hay không.

Để đảm bảo khách hàng được đối xử công bằng, Ủy viên phụ trách người tiêu dùng - Vera Jourova đã liên lạc với các tổ chức tiêu dùng trên khắp EU để thu thập thông tin. Họ muốn gây sức ép buộc Volkswagen đền bù cho khách hàng châu Âu, tương tự như khách hàng Mỹ, về scandal gian lận kiểm tra khí thải.
volkswagen-pham-luat-tieu-dung-tai-20-nuoc
Hãng xe Đức có thể phải bồi thường một khoản lớn nữa tại châu Âu. Ảnh: Reuters
Volkswagen cam kết trả hàng tỷ euro đền bù cho các chủ xe VW chạy động cơ diesel tại Mỹ. Tuy nhiên, đến nay, họ vẫn từ chối những lời kêu gọi thanh toán tương tự cho 8,5 triệu xe bị ảnh hưởng tại châu Âu. Do các điều luật tại đây không như Mỹ, khiến khả năng người tiêu dùng được thanh toán cũng thấp hơn.
Jourova cho biết trên Die Welt rằng bà vẫn đang phân tích phản hồi từ các nước thành viên. "Có vẻ Volkswagen đã vi phạm luật tiêu dùng châu Âu tại hầu hết các nước. Vì vậy, tôi cho rằng chúng tôi phải tham gia xử lý ở cấp châu lục", bà cho biết.
Die Welt cũng trích lời các nguồn tin thân cận cho biết bà Jourova sẽ gặp đại diện các nhóm bảo vệ người tiêu dùng trong vài ngày tới, để thảo luận chiến lược đòi bồi thường từ Volkswagen.
Hãng xe lần đầu thừa nhận gian lận các bài kiểm tra khí thải tại Mỹ và châu Âu hồi tháng 9 năm ngoái. Khoảng 11 triệu xe chạy diesel trên toàn cầu đã được cài phần mềm gian lận để qua mắt giới chức môi trường. Việc này cho phép họ bật đầy đủ tính năng kiểm soát ô nhiễm chỉ khi xe bị giới chức kiểm tra. Vì thế, khi sử dụng bình thường, những chiếc xe này sẽ thải ra lượng khí gấp 10-40 lần cho phép.

Doanh nghiệp ngoại vượt trội về môi trường làm việc

Mạng tuyển dụng của JobStreet.com Việt Nam vừa công bố bảng xếp hạng Top 10 công ty được người lao động lựa chọn là nơi mong muốn làm việc nhất. Trong đó, các tập đoàn đa quốc gia đang chiếm ưu thế với 6/10 vị trí. Dẫn đầu là đại gia trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh (FMCG): Công ty Unilever Việt Nam. 

6/10 công ty mà người lao động Việt Nam muốn đầu quân nhất trong quý II/2016 là các tập đoàn đa quốc gia. Điều đáng nói ở chỗ, mức lương không phải là lý do lớn nhất.

Xếp vị trí thứ 2 và 3 là Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) và Tập đoàn Vingroup - hai doanh nghiệp niêm yết trong nước có vốn hóa lớn trên thị trường hiện tại. 4 vị trí kế tiếp thuộc lĩnh vực công nghệ, chia đều cho cả "nội lẫn ngoại" với sự góp mặt của Samsung, FPT, Viettel và Intel. Ba đại diện cuối danh sách top 10 tiếp tục thuộc về lĩnh vực FMCG là Nestle, P&G, Suntory PepsiCo.

So với các quốc gia trong khu vực, tỷ trọng doanh nghiệp nội địa được mong muốn làm việc của Việt Nam khá tương đồng với Malaysia. Trái lại, tại Singapore, chỉ có 3/10 đơn vị có tên trong danh sách là doanh nghiệp nội địa.
doanh-nghiep-noi-that-the-trong-tran-chien-nhan-tai
6/10 công ty mà người lao động Việt Nam muốn đầu quân nhất trong quý II/2016 là các Tập đoàn đa quốc gia.
Xếp riêng theo 4 lĩnh vực phổ biến là: FMCG, Công nghệ thông tin - viễn thông, Bán lẻ và Tài chính - Ngân hàng thì doanh nghiệp nội chỉ áp đảo ở mảng bán lẻ.
Cụ thể, có đến 4/5 đơn vị trong bảng xếp hạng của lĩnh vực FMCG thuộc về các tập đoàn đa quốc gia. Đại diện duy nhất của Việt Nam là Vinamilk.
Với bảng xếp hạng doanh nghiệp lĩnh vực Công nghệ thông tin - viễn thông (ICT), các công ty Việt Nam tiếp tục thất thế khi chỉ có FPT và Viettel là lọt vào danh sách ở vị trí thứ 2 và 3. Dẫn đầu danh sách là đại gia liên doanh đến từ Hàn Quốc - Samsung Vina.
Chỉ duy nhất trên lĩnh vực phân phối - bán lẻ, các doanh nghiệp nội cho thấy sự lấn át với 4 đại diện là Vingroup, FPT Shop, Viettel Store và Thế Giới Di Động ở  4 vị trí đầu bảng. Đại diện nước ngoài duy nhất góp mặt là Tập đoàn Bán lẻ AEON.
Trên "mặt trận" Tài chính – Ngân hàng, ba vị trí dẫn đầu bảng xếp hạng đều thuộc về các ngân hàng nội địa. Đứng ở vị trí thứ nhất và thứ 2 là hai ngân hàng có vốn nhà nước sở hữu lớn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng TMCP Đầu tư Việt Nam (BIDV). Tiếp đó là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Hai vị trí cuối cùng bảng xếp hạng thuộc về các đại diện có vốn đầu tư nước ngoài là HSBC Việt Nam và Citibank.
Một điểm khá bất ngờ mà kết quả khảo sát cũng chỉ ra là các yếu tố liên quan đến lương, thưởng và phúc lợi không phải những yếu tố hàng đầu được người lao động Việt Nam lựa chọn. Theo đó, cơ hội rộng mở để phát triển, thăng tiến nghề nghiệp là yếu tố được nhiều người lao động ưu tiên (chiếm 50,7% tổng số bình chọn). Yếu tố thứ hai là cơ hội được đào tạo một cách chuyên nghiệp (44.8%). Các yếu tố về phúc lợi hấp dẫn (44,3%) và mức lương cạnh tranh (33,5%) lần lượt đứng ở vị trí thứ 3 và 4.
Trong cùng khảo sát tại các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, chỉ có người lao động tại Thái Lan có quan điểm tương tự với Việt Nam. Hong Kong (Trung Quốc), Malaysia, Indonesia đều chọn lương thưởng, phúc lợi là yếu tố quan tâm nhất. Riêng Singapore, người lao động của quốc gia này có mức quan tâm giữa môi trường làm việc (72%) và thù lao ngang nhau (71%).

Vì sao người thành công thích thức dậy vào lúc 4h sáng

Hầu hết những người thức dậy lúc 4h sáng là do tính chất công việc, như nông dân, tiếp viên hàng không, đưa thư hay nhân viên giao dịch tiền tệ. Nhưng một số làm vậy lại do chính mong muốn của họ.

CEO Apple - Tim Cook thường dậy lúc 3h45, luôn là người đến văn phòng đầu tiên và ra về cuối cùng.

Russ Perry năm nay 33 tuổi, sống tại Scottsdale (Arizona, Mỹ) và là nhà sáng lập công ty thiết kế đồ họa Design Pickle. Anh cho biết khoảng thời gian từ 4h đến 6h sáng là thời điểm làm việc có kế hoạch và tổ chức nhất trong ngày.
Mỗi khi cả gia đình chào đón thêm thành viên mới, vợ chồng anh lại phải dậy sớm hơn một chút. Cho đến khi đứa con gái thứ ba ra đời thì đồng hồ báo thức nhà anh được đẩy lên 4h sáng.
Mỗi sáng sau khi thức dậy và cầu nguyện, Perry bắt đầu xử lý email, xem xét các vấn đề tài chính của công ty rồi tới phòng tập thể hình. Anh về nhà lúc 6h30 và dùng bữa sáng.
Dù theo các chuyên gia, trả lời email vào sáng sớm sẽ khiến bạn căng thẳng, Perry lại thấy việc này giúp anh bớt lo lắng và có cảm giác đi trước người khác một bước. Hệ quả của nó là đến khoảng 10h tối thì Perry đã hoàn toàn kiệt sức, nhưng anh vẫn không có ý định từ bỏ thói quen này.
vi-sao-nguoi-thanh-cong-thich-thuc-day-luc-4h-sang
Tim Cook có thói quen thức dậy rất sớm. Ảnh: WSJ
Nhiều người thành đạt cũng có thói quen dậy sớm. Tim Cook - CEO Apple, thức dậy lúc 3h45 sáng, luôn là người đến văn phòng đầu tiên và ra về cuối cùng. Sallie Krawcheck - CEO của Ellevest thì cho biết 4h sáng là khi bà làm việc hiệu quả nhất.
Cũng những người chọn làm việc vào sáng sớm để tránh bị xao lãng bởi công nghệ và mạng xã hội. Một số làm việc tại nhà trước vì muốn giải quyết cho xong công việc phòng trường hợp đột nhiên nhận được đơn hàng mới. Số khác lại mong muốn tận dụng được sự yên tĩnh của buổi sáng sớm.
"Khi có được không gian yên tĩnh, bạn sẽ không bị phân tâm bởi những người khác, từ đó làm việc hiệu quả và năng suất hơn", nhà tâm lý học Josh Davis - Giám đốc nghiên cứu tại viện NeuroLeadership cho biết.
Người ta thường bị ảnh hưởng bởi những yếu tố gây phân tâm ở văn phòng như tiếng ồn xung quanh, thông báo email mới, điện thoại, Facebook… "Làm việc lúc 4h sáng sẽ giải thoát bạn khỏi những phiền phức này", Davis nhận định.
Peter Shankman, một doanh nhân kiêm diễn giả 44 tuổi tại New York, thường ra ngoài chạy bộ vào 4h sáng. Đường phố khi ấy vắng tanh, cho phép ông vừa chạy vừa suy nghĩ về các ý tưởng trong đầu mà không lo va phải ai. Tới 7h sáng, ông trở về nhà, mở máy tính trả lời email, làm việc hoặc viết lách.
Để có thể dậy sớm, ông phải đi ngủ vào lúc 8h30 tối. "Khi ấy tôi đã kiệt sức, nhưng có cái tốt tôi sẽ không có thời gian làm những việc ngớ ngẩn như ăn vặt buổi tối nữa".
Karen Schwalbe-Jones - quản lý phòng tập thể hình Harmony Studios tại West Hollywood, đã có thói quen thức dậy lúc 4h sáng được 13 năm nay, từ khi con trai bà ra đời. Người phụ nữ 48 tuổi này muốn dành khoảng thời gian sáng sớm để tập luyện trước khi bắt tay vào công việc.
Schwalbe-Jones thừa nhận bà cũng phải đánh đổi nhiều thứ. "Lối sinh hoạt này khiến tôi ít khi có thể gặp gỡ bạn bè. Hiện tại thì đó là sự lựa chọn tốt nhất cho gia đình tôi, nhưng tôi vẫn mong một ngày nào đó có thể ra ngoài ăn tối thoải mái mà không lo về muộn".

Giải đua Công thức 1 sắp bị đổi chủ

John Malone – Chủ tịch Liberty Media nhiều khả năng sẽ thanh toán khoản đầu tiên vào ngày mai, tạp chí Đức - Auto Motor und Sport cho biết. Tạp chí này cũng tiết lộ thương vụ đã được CEO F1 - Bernie Ecclestone xác nhận.

Liberty Media sẽ mua Formula One Group - công ty quản lý các hoạt động của giải đua Công thức 1 (F1) với 8,5 tỷ USD.

Vụ mua bán này sẽ cho phép công ty đầu tư CVC Capital Parners rút chân khỏi F1. Họ hiện nắm hơn 35% cổ phần trong này. CVC đã giữ cổ phần F1 suốt 10 năm qua, dù bán bớt năm 2012.
giai-dua-cong-thuc-1-sap-doi-chu
Công ty Mỹ - Liberty Media sẽ mua Formula One Group.
Các cổ đông lớn nhất của Formula One hiện là CVC - 35,5%, Waddell & Reed - 20,9%, Bambino Trust - 8,5% và Ecclestone - 5,3%. Thương vụ này sẽ chấm dứt hàng năm trời đồn đoán về khả năng đổi chủ của giải đua này. Trước đó, những cái tên tiềm năng được đề cập là Qatar Sports Investments và Stephen Ross - ông chủ đội bóng Miami Dolphins.
Financial Times cho biết Chase Carey - Phó chủ tịch 21st Century Fox sẽ làm Chủ tịch Formula One Group. Hôm qua, ông đã gặp đồng Chủ tịch CVC - Donald Mackenzie và CEO Daimler - Dieter Zetsche. Daimler hiện sở hữu đội đua Mercedes.
CVC từ lâu đã bị chỉ trích vì lấy phần lợi nhuận quá lớn từ giải đua này, bất chấp việc tỷ suất xem truyền hình của F1 đã giảm dần những năm qua. Sự thống trị của đội đua Red Bull và Mercedes đã khiến giải đua này dễ đoán hơn rất nhiều. Đội Mercedes đã về nhất 13 trên 14 chặng đua mùa này. Vì vậy, giới phân tích kỳ vọng với kinh nghiệm giải trí - truyền thông, Liberty Media sẽ giúp F1 giải quyết vấn đề hiện tại.

Đại gia vận tải biển lún sâu vô khủng hoảng

Hãng vận tải biển lớn thứ 7 thế giới lên kế hoạch nộp đơn xin tòa thụ lý tài sản tại 10 quốc gia, trong đó có Canada, Đức và Mỹ. 

Hanjin Shipping cho biết sẽ có thêm động thái pháp lý tại nhiều nước để bảo vệ tàu và các tài sản khác không bị chủ nợ tịch thu.

Theo Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hàn Quốc, công ty này muốn có được sự bảo hộ của tòa án tại 43 quốc gia càng nhanh càng tốt.

Người phát ngôn của Hanjin cho biết họ sẽ nỗ lực hết sức tránh việc bị tịch thu tàu và bảo vệ các tài sản nước ngoài. Cuối tuần trước, công ty này đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại Mỹ. Phán quyết của tòa án sẽ có trong ngày mai.
dai-gia-van-tai-bien-lun-sau-vao-khung-hoang
Hàng trăm nghìn container hàng hóa của Hanjin vẫn đang bị mắc kẹt. Ảnh: AFP
Trước đó, sau khi bị các chủ nợ chấm dứt hỗ trợ tài chính, Hanjin đã nộp đơn xin tòa án tại Seoul tạm thời kiểm soát tài sản. Họ hiện vẫn là hãng vận tải biển lớn nhất Hàn Quốc, chạy khoảng 60 tuyến quốc tế với 140 tàu container. Mỗi năm, Hanjin vận chuyển hơn 100 triệu tấn hàng hóa.
Đây sẽ là vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử ngành vận tải biển hàng hóa thế giới, áp đảo quy mô tất cả các vụ trước đây. Từ khi Hanjin mời luật sư giải quyết vấn đề phá sản, nhiều cảng biển đã từ chối tiếp nhận hàng của hãng này vì lo ngại không nhận được tiền. Việc này đã khiến hơn 50 tàu của họ mắc kẹt ngoài biển. Một số tàu của Hanjin cũng đã bị chủ nợ tịch thu.
Cổ phiếu Hanjin đã giảm 30% - kịch biên độ ngày tại Seoul hôm nay, khi được giao dịch trở lại sau vài phiên tạm ngừng.

Giá xăng có thể tăng mạnh

Do ngày cuối của chu kỳ điều hành 15 ngày rơi vào Chủ nhật (4/9) nên việc điều chỉnh giá xăng dầu được dời sang hôm nay (5/9) và theo thông lệ sẽ được áp dụng từ buổi chiều.

Mức tăng giá bán lẻ xăng dầu trong đợt điều chỉnh ngày 5/9 có thể dao động quanh mức 800-1.000 đồng một lít nếu cơ quan quản lý không sử dụng các công cụ bình ổn.


Bảng giá thành phẩm tại thị trường Singapore được Bộ Công Thương cập nhật cho thấy, bình quân giá xăng RON 92 của chu kỳ này khoảng 55,17 USD mỗi thùng, tăng 10,34% so với chu kỳ liền trước (50 USD một thùng). Có thời điểm, giá xăng đã tăng mạnh lên 56 USD một thùng.
gia-xang-co-the-tang-manh-chieu-nay
Giá xăng có thể tăng mạnh chiều nay theo thị trường thế giới. Ảnh: Ngọc Thành
Chia sẻ với VnExpress, nhiều doanh nghiệp đầu mối cho biết, mặc dù giá xăng có giảm trong những ngày lễ, nhưng tính trung bình vẫn cao hơn so với chu kỳ trước. Đồng thời, thuế tiêu thụ đặc biệt tăng thêm 170-200 đồng trên mỗi lít kể từ kỳ điều hành trước đang tạo áp lực tăng mạnh cho giá bán lẻ.
Lãnh đạo 2 đơn vị kinh doanh xăng dầu lớn tại TP HCM dự báo nếu không xả thêm quỹ bình ổn thì mức tăng có thể 800-1.000 đồng một lít với xăng và dầu 500-600 đồng. Đây có thể là mức tăng mạnh nhất trong vòng 5 tháng qua. "Nếu xả thêm quỹ bình ổn thì giá xăng vẫn có thể tăng, tuy nhiên mức tăng sẽ giảm vài trăm đồng so với việc không dùng quỹ", lãnh đạo một doanh nghiệp đầu mối tại Thủ Đức nói.
Quỹ bình ổn giá xăng dầu đã được ngừng sử dụng từ 20/7 đến nay đối với xăng (các mặt hàng dầu bắt đầu từ 4/8) trong khi vẫn được trích đều đặn 300 đồng từ mỗi lít xăng, dầu bán ra. Như vậy, trong thời gian qua, quỹ này đã được tích lũy khá nhiều tại các doanh nghiệp sau khi có dấu hiệu "cạn" (còn tổng cộng 1.500 tỷ đồng tại 21 doanh nghiệp) sau 6 tháng đầu năm vì phải chi bình ổn. Đơn cử như tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), số dư quỹ trong tháng 7 đã tăng từ 1.425 tỷ đồng lên 2.377 tỷ.
Trước đó, kỳ điều chỉnh hôm 19/8, sau khi tăng gần 1.000 đồng, mỗi lít xăng E5 đang được doanh nghiệp xăng dầu bán ra phổ biến ở mức 15.220 đồng một lít. Xăng RON 92 tăng lên 15.370 đồng. Các mặt hàng dầu cũng đồng loạt tăng thêm 200-253 một lít, kg tùy loại. Trong đó, dầu hỏa có mức tăng 200 đồng, lên tối đa 10.496 đồng một lít; dầu madút tăng 214 đồng, lên 8.837 đồng một kg.

Lỗi 'tại anh, tại ả' ở trong những vụ tiền gửi ngân hàng bốc hơi

Những vụ việc khách hàng báo mất 26 tỷ đồng tại VPBank, hay mất 4 tỷ đồng tại SCB còn trong quá trình xem xét xác định lỗi, trách nhiệm của các bên. 

Các vụ việc đã được kết luận trong quá khứ cho thấy việc "mất tiền" trong ngân hàng thường liên quan đến sai phạm cố ý từ chính cán bộ nhà băng, song cũng có không ít trường hợp do sự trục lợi của khách hàng.

Tuy nhiên, những vụ việc được khép trước đây bằng phán quyết của tòa án cũng hé lộ trách nhiệm đến từ cả nhà băng lẫn khách hàng khi để xảy ra những rủi ro này.

Rủi ro do sai phạm của chính cán bộ ngân hàng
Những vụ việc tiền gửi của khách hàng bị rút bất hợp pháp do lỗi của cán bộ ngân hàng không phải hiếm. Năm 2008, tại chi nhánh Agribank Châu Thành - Kiên Giang, giao dịch viên Hồ Thị Thu Hằng đã sử dụng thẻ tiết kiệm khống để phát hành cho khách mà không hạch toán vào hệ thống. Thay vào đó, Hằng chỉ báo cáo lãnh đạo rằng đã hủy thẻ khống vì bị hỏng và chiếm đoạt luôn 21 tỷ đồng của khách. Cũng chính Hằng đã chiếm đoạt gần 8 tỷ đồng của một khách khác với hành vi tự ý tất toán thẻ tiết kiệm.
loi-tai-anh-tai-a-trong-nhung-vu-tien-gui-ngan-hang-boc-hoi
Có trường hợp nhân viên ngân hàng nhận mở sổ 10 tỷ đồng cho khách hàng nhưng lại chỉ ghi nhận vào hệ thống 10 triệu đồng. Ảnh: Anh Quân.
Năm 2013, nhân viên Đỗ Anh Tú tại Chi nhánh Seabank Hà Nội đã trao cho khách thẻ tiết kiệm ghi nhận số tiền gửi 10 tỷ đồng nhưng chỉ hạch toán vào hệ thống số tiền gửi của khách là 10 triệu đồng. Trong đại án Huyền Như, một vụ án đã quá nổi tiếng với giới ngân hàng, Huỳnh Thị Huyền Như đã lợi dụng chức vụ được ngân hàng giao để dùng các thủ đoạn chuyển tiền không có chứng từ của khách hàng, tất toán tiền gửi không có chữ ký chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng.
Tất cả những vụ việc nêu trên cho thấy, sai phạm cố ý của chính cán bộ ngân hàng là một nguyên nhân thường trực gây nên hậu quả rủi ro từ các giao dịch tiền gửi. Ngân hàng không thể lơ là được yếu tố này và chỉ có thẳng thắn nhìn nhận đây là một nguy cơ tiềm ẩn, thì việc quản lý rủi ro mới có hiệu quả.
Khách hàng trục lợi
Những vị khách có ý đồ xấu thường lợi dụng bất kỳ sai sót nhầm lẫn nào phát sinh trong quy trình nghiệp vụ của ngân hàng để trục lợi. Do vậy, nhận thức nguy cơ từ chính khách hàng giao dịch và có những kịch bản phòng vệ chủ động là phương án hữu hiệu cho ngân hàng quản trị được dạng rủi ro này.
Năm 2012, một chi nhánh ngân hàng đã gặp phải sự cố trong giao dịch tiền gửi với khách hàng. Cuối ngày giao dịch, ngân hàng kiểm đếm thấy thiếu 50 triệu đồng theo số liệu hạch toán nhận tiền gửi trong ngày. Lục tung mọi chứng từ giao dịch, ngân hàng phát hiện đã ghi thừa 50 triệu đồng trong bảng kê tiền gửi của một khách hàng. Khi được ngân hàng liên hệ, người gửi tiền từ chối xác nhận sự nhầm lẫn. Ngược lại, ngày hôm sau vị khách này lại yêu cầu rút toàn bộ khoản tiền tại ngân hàng.
Phải mất đến hai tuần, khi ngân hàng có phương án hiệu quả làm rõ bản chất của sự việc, vị khách mới thừa nhận ý định trục lợi từ sự nhầm lẫn của ngân hàng.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào ngân hàng cũng may mắn như vậy. Năm 2011, một chi nhánh ngân hàng tại Đà Nẵng vì nhầm lẫn cho khách hàng tất toán sổ tiết kiệm cũ để mở sổ mới nhưng không thu hồi lại sổ cũ. Điều đó dẫn đến việc khách hàng cùng một lúc giữ trùng 2 sổ tiết kiệm. Vụ việc tranh chấp xảy ra và trong cả hai phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm ngân hàng đều bị xử thua. Ngân hàng buộc phải chi trả hàng chục nghìn đôla Mỹ trả tiền gửi cho khách hàng trong khi nghi vấn còn tồn tại dai dẳng.
Các ông chủ nhà băng quá coi nhẹ vai trò của giao dịch viên
Trong án văn của đại án Huyền Như có đoạn nêu: “Giao dịch viên là người canh cửa, kiểm soát túi tiền, kho tiền của ngân hàng. Bất kỳ sơ suất nào của giao dịch viên cũng có thể ảnh hưởng đến nguy cơ an toàn tiền vốn của ngân hàng”. Nhận định trên khá phù hợp với bản chất hoạt động và vai trò của giao dịch viên ngân hàng.
loi-tai-anh-tai-a-trong-nhung-vu-tien-gui-ngan-hang-boc-hoi-1
Giao dịch viên ngân hàng dù lương thấp nhưng đối mặt với những rủi ro lớn. Ảnh:Anh Quân.
Xét về số lượng, đội ngũ giao dịch viên thường chiếm tỷ lệ bình quân 30-40% tổng nhân sự. Họ có mặt tại hầu hết các địa điểm kinh doanh và nắm giữ trọng trách bảo vệ an toàn tài sản tiền bạc trong các giao dịch. Nếu xem ngân hàng là túi tiền của nền kinh tế thì giao dịch viên là mặt tiền của nhà băng.
Thế nhưng chức danh giao dịch viên thường được coi là thứ yếu và hiếm có cơ hội thăng tiến bằng những người làm nghiệp vụ tín dụng. Chính vì vậy, quan điểm quản lý của nhiều ngân hàng thường cho rằng giao dịch viên chỉ cần học hỏi và làm theo quy trình nội bộ là đủ.
Tuy nhiên, thực tiễn có đến hàng trăm tình huống rủi ro nghiệp vụ tác động vào giao dịch tài khoản và liên quan trực tiếp đến giao dịch viên. Có những rủi ro đến từ những vấn đề pháp lý trong giao dịch khách hàng như ủy quyền, quyết định, đại diện, chữ ký, con dấu, giám hộ, nhận diện pháp lý…
Như trong vụ khách báo mất 26 tỷ đồng của VPBank gần đây, hiện có rất nhiều mâu thuẫn xung quanh lời khai của bên tố cáo (chủ tài khoản) và bên bị tố cáo (kế toán công ty và nhân viên ngân hàng). Dù lời khai mâu thuẫn nhưng về quy trình tiếp nhận hồ sơ mở tài khoản, ngân hàng đã thực hiện đúng. Do đó, dù trong trường hợp chủ doanh nghiệp "nhờ" kế toán ký hộ khi mở tài khoản hay hồ sơ mở tài khoản đã bị "đánh tráo" thì giao dịch viên cũng khó phân biệt được.
Tương tự, khi hồ sơ mở tài khoản ban đầu đã không chuẩn, ở các quy trình tiếp theo như mua séc, rút tiền qua séc..., nhân viên ngân hàng sẽ tự động thực hiện khi đối chiếu thông tin chữ ký và dấu đúng như đăng ký với ngân hàng ban đầu và tranh cãi bắt đầu nổ ra.
loi-tai-anh-tai-a-trong-nhung-vu-tien-gui-ngan-hang-boc-hoi-2
Khác biệt trong lời khai của các bên trong vụ báo mất 26 tỷ đồng tại VPBank. (Chi tiết). Đồ họa: Tiến Thành
Nhiều rủi ro khác đến từ những nguy cơ của thủ đoạn lừa đảo tinh vi mà giao dịch viên thường không có kinh nghiệm xử lý. Hầu hết các rủi ro nghiệp vụ này nằm ngoài phạm vi lường trước của các quy trình ngân hàng. Thiếu kiến thức phòng ngừa rủi ro, thiếu kinh nghiệm nghề nghiệp, thiếu kỹ năng hóa giải xử lý tình huống là thực trạng chung của phần đông các giao dịch viên.
Cùng với sự phát triển của ngành ngân hàng, các vụ việc khiếu kiện về giao dịch tiền gửi sẽ còn tiếp diễn. Nhưng nếu nhìn nhận thận trọng và chủ động đối phó, các ngân hàng vẫn có thể quản lý tốt được rủi ro từ giao dịch tiền gửi với khách hàng.

Một lượng vàng miếng seri ngũ quý 9 bán với giá trăm triệu

Chia sẻ với VnExpress, ông Bùi Nguyễn Gia Khang, Giám đốc một doanh nghiệp tại TP HCM cho biết, vì đam mê các sản phẩm có số đẹp từ sim điện thoại, biển số xe, tiền, vàngnên ông săn lùng khắp thị trường các sản phẩm có đặc điểm này. 

Với ý nghĩa mang lại may mắn, cây vàng miếng bốn số 9 có số seri đẹp vừa được ông Khang ở TP HCM bán cho khách với giá 100 triệu đồng, cao gấp 2,8 lần so với vàng miếng thông thường.

Trong số 100.000 cây vàng tìm kiếm tại các ngân hàng và giới buôn vàng suốt giai đoạn 2012-2014, ông Khang chỉ mua được khoảng 5-6 cây có số seri đẹp, đa phần là số tiến, trong đó có 2 cây vàng bốn số 9 seri 99999 và 77777.

“Vì là số đẹp, biểu tượng cho may mắn nên các cây vàng này được khá nhiều người hỏi mua. Mới đây, tôi vừa bán cây vàng có số seri 99999 cho một vị khách làm trong công ty viễn thông lớn ở TP HCM với giá 100 triệu đồng”, ông Khang tiết lộ.
mot-luong-vang-mieng-seri-ngu-quy-9-ban-gia-tram-trieu
Vàng bốn số 9 có seri 99999 đã được một khách hàng giao dịch với giá 100 triệu đồng. 
Trao đổi với vị khách chấp nhận bỏ ra 100 triệu đồng để mua cây vàng có số seri đẹp, ông Châu xác nhận đã mua miếng vàng trên hôm 2/9 với mục đích làm quà biếu tặng. “Tôi thấy món quà này lạ và biểu tượng cho sự may mắn nên khi ông Khang đăng tải bán trên fanpage, tôi đề nghị mua ngay”, ông Châu nói.
Trước đó, năm 2014, ông Khang cũng đã bán một cây vàng miếng có số seri như trên cho một đại gia ở Hà Nội với giá 99 triệu đồng. Trao đổi vớiVnExpress, vị khách này cũng cho biết mua với mục đích sưu tầm, trưng bày tại phòng để mong được nhiều may mắn. Hiện, ông Khang vẫn còn sở hữu các cây vàng bốn số 9 seri 12345, 45678 và được định giá trên 50 triệu đồng.

Xăng tăng giá 700 đồng cho một lít

Nhờ sử dụng quỹ bình ổn 300 đồng một lít, mức tăng giá bán lẻ được kìm lại ở mức 700 đồng đối với xăng RON 92 trong đợt điều chỉnh chiều 5/9.

Giá bán lẻ mới với xăng RON 92 được Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) áp dụng phổ biến là 16.070 đồng một lít. Các mặt hàng khác cụ thể như sau:

xang-tang-gia-700-dong-mot-lit
Trước đó, Liên bộ Công Thương - Tài chính đã có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp điều chỉnh giá bán lẻ xăng từ 15h chiều 5/9. Theo đó, mỗi lít xăng RON 92 được phép tăng tối đa 702 đồng, lên không quá 16.076 đồng. Xăng E5 cũng tăng 611 đồng, lên mức cao nhất 15.836 đồng một lít.
Các mặt hàng dầu cũng tăng giá 474-502 đồng một lít,kg tùy loại. Dầu diesel có mức tăng thấp nhất và lên mức tối đa 12.388 một lít; dầu hỏa tăng 489 đồng một lít lên mức tối đa 10.985 đồng một lít. Riêng dầu madút có mức điều chỉnh tăng giá mạnh nhất, lên 9.339 đồng một kg, tương ứng tăng 502 đồng một kg so với kỳ điều chỉnh ngày 19/8.
Theo cơ quan quản lý, quyết định tăng giá bán lẻ được đưa ra do bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới 15 ngày qua tăng cao. Trong đó, xăng RON 92 đã ở mức 54,749 USD một thùng; dầu diesel cũng có mức giá bình quân 55,551 USD một thùng; dầu hỏa là 55,726 USD một thùng và dầu madút là 256,116 USD một tấn.
Với thay đổi này, giá cơ sở tại kỳ điều hành hôm nay (5/9) cao hơn mức giá tại kỳ điều hành ngày 19/8: mặt hàng xăng RON 92 là 1.002 đồng một lít; xăng E5 là 911 đồng một lít; dầu diesel là 474 đồng một lít; dầu hỏa là 489 đồng một lít và dầu madút là 502 đồng một kg.
xang-tang-gia-700-dong-mot-lit-1
Diễn biến giá bán lẻ xăng RON 92 từ đầu năm đến nay.
Đây là lần tăng giá xăng thứ 6 kể từ đầu năm và là lần thứ 2 liên tiếp sau 4 đợt giảm giá từ tháng 6/2016. Như vậy, sau 10 lần điều chỉnh (6 tăng, 4 giảm), giá xăng hiện vẫn thấp hơn so với mức đỉnh hồi tháng 6/2016 khoảng hơn 400 đồng một lít.

Lọc dầu ở Dung Quất được giải cứu bằng cơ chế giá

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có Quyết định 1725 (thay thế Quyết định 952/2012) về cơ chế tài chính cho Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR - đơn vị quản lý Nhà máy lọc dầu Dung Quất), cho phép doanh nghiệp được tự chủ về tài chính từ 1/1/2017. 

Theo quyết định mới ban hành của Thủ tướng, Lọc hoá dầu Bình Sơn - đơn vị quản lý nhà máy Dung Quất - được phép tự tính giá bán xăng dầu để có thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu.



Cụ thể, Chính phủ sẽ bỏ thu điều tiết đối với các sản phẩm dầu, khí hoá lỏng (LPG), sản phẩm hoá dầu tiêu dùng trong nước, vốn đang ở mức 13% đối với xăng. Đổi lại, các ưu đãi như việc cộng 3-7% thuế nhập khẩu vào giá bán xăng dầu thành phẩm cũng sẽ được thu hồi. Chính phủ cũng đồng thời đồng ý giảm thuế nhập khẩu dầu diesel và nguyên liệu bay Jet A1 cho BSR từ 10% về 0%.
loc-dau-dung-quat-duoc-giai-cuu-bang-co-che-gia
Từ 1/1/2017, Lọc hoá dầu Bình Sơn sẽ được tự quyết cơ chế giá với sản phẩm của mình. Ảnh: P.V
Chia sẻ với VnExpress, ông Trần Ngọc Nguyên - Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Lọc dầu Bình Sơn cho hay, với quyết định này, BSR sẽ chủ động cạnh tranh. Hiện đơn vị mới đáp ứng được 40% nhu cầu xăng dầu thị trường, 60% còn lại vẫn phải nhập khẩu. Vì vậy, việc đưa giá xăng dầu cạnh tranh với hàng ngoại nhập là điều kiện tốt để các doanh nghiệp phân phối có thể mua hàng sản xuất trong nước thời gian tới.
Theo Tổng giám đốc BSR, hiện doanh nghiệp vẫn có nhiều lợi thế cạnh tranh khi bán hàng cho các nhà phân phối trong nước như quãng đường ngắn hơn, dẫn đến chi phí vận chuyển và bảo hiểm cũng thấp hơn. Giá hàng tồn kho cũng theo đó giảm hơn so với nhập khẩu.
Ngoài ra, với đồng tiền thanh toán là nội tệ sẽ giúp bên mua giảm được rủi ro tỷ giá. Thời gian đóng thuế được “ân hạn” hơn là lợi thế cạnh tranh tiếp theo được ông Nguyên nhắc tới. Theo đó, doanh nghiệp mua hàng trong nước thì sau 30 ngày mới phải nộp thuế nhập khẩu, còn nếu mua hàng nhập khẩu thì phải đóng thuế xong mới được nhập hàng.  
Cũng theo ông Nguyên, khi sản phẩm được “phủ sóng” nhiều hơn tại thị trường trong nước thì nhà máy sẽ có điều kiện tối đa hoá công suất, tối đa lên tới 110% mức thiết kế. Tính toán của lãnh đạo BSR cũng cho thấy, dự kiến năm 2016, công ty này sẽ nộp ngân sách khoảng 16.000 tỷ đồng. Nếu công suất của nhà máy tăng thêm 10% thì nộp ngân sách cũng sẽ tăng tương ứng, khoảng 1.600 tỷ đồng.
“Việc hoạt động theo cơ chế tự chủ cũng là cơ hội để chúng tôi minh bạch hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo tiền đề trong việc thu hút vốn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước khi mà BSR sẽ IPO vào cuối năm 2017 theo lộ trình Chính phủ đặt ra”, ông Nguyên nói. Vị này cũng tiết lộ hiện có khá nhiều đối tác ngoại đang “nhắm” tới BSR, trong đó có đối tác từ Nga và Thái Lan…
Trước đó, dù được Nhà nước cho giữ lại phần tiền tương đương 3-7% thuế nhập khẩu xăng dầu (tức là có thể dùng phần tiền này bù đắp chi phí, giảm giá bán), nhưng sản phẩm của BSR vẫn rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn trong tiêu thụ, do giá bán cao hơn so với sản phẩm cùng loại nhập khẩu từ Hàn Quốc, ASEAN.
Một trong những nguyên nhân là từ đầu năm 2016, thuế nhập khẩu xăng từ Hàn Quốc giảm xuống còn 10%, các loại dầu từ khu vực ASEAN về 0% trong khi mức thuế đối với sản phẩm của BSR vẫn là 20% và 5 %. Do đó, các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối như Petrolimex, Saigon Petro, Thanh Mễ, Petimex… đã đẩy mạnh nhập khẩu xăng dầu từ Hàn Quốc, ASEAN và giảm lượng mua của Công ty Bình Sơn.

Doanh nghiệp Pháp khai thác cao tốc, xây trạm quan sát Trái đất ở Việt Nam

Sau cuộc hội đàm cấp cao giữa Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Pháp - Francois Hollande diễn ra sáng nay (6/9), đại diện Công ty cổ phần FPT và Telespazio France (Công ty quản lý và khai thác hệ thống vệ tinh hàng đầu của Pháp) đã ký kết thỏa thuận hợp tác với nhiều cam kết quan trọng.

Nhiều thỏa thuận hợp tác quan trọng trong lĩnh vực kinh tế đã được doanh nghiệp Pháp và Việt Nam ký sáng nay, trước sự chứng kiến của nguyên thủ 2 nước




Theo đó, hai bên sẽ cùng thu thập và xử lý các dữ liệu liên quan đến việc giám sát môi trường biển và đất liền thu được từ vệ tinh và các phương tiện khác, để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây (Cloud computing). FPT và Telespazio France cũng sẽ xem xét hướng đến việc thành lập một trung tâm EarthLab tại Việt Nam, trung tâm quan sát trái đất từ vệ tinh. Nếu được thành lập, đây sẽ là Trung tâm EarthLab thứ 4 của Telespazio France trên thế giới sau Pháp, Cộng hòa Gabon và Luxembourg.
doanh-nghiep-phap-khai-thac-cao-toc-xay-tram-quan-sat-trai-dat-tai-viet-nam
Lãnh đạo FPT và Telespazio France trao thỏa thuận hợp tác về triển khai Trung tâm EarthLab tại Việt Nam.
Một bản ghi nhớ giữa về nhượng quyền khai thác hai dự án cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình và Long Thành – Dầu Giây cũng đã được ký kết Tổng công ty Đầu tư & Phát triển Đường cao tốc Việt Nam (VEC) và Tập đoàn Vinci Concessions (Pháp). Ngoài việc nhượng quyền khai thác 2 tuyến cao tốc trên, hai đối tác cũng sẽ trao đổi kinh nghiệm, xem xét cơ hội chuyển giao công nghệ, quản lý vận hành khai thác đường cao tốc. Đồng thời, cả hai sẽ cùng nghiên cứu, xây dựng và đề xuất phương án đầu tư các dự án đường cao tốc mới ở Việt Nam trong tương lai.
Cũng trong sáng 6/9, 3 hãng hàng không của Việt Nam là Jetstar Pacific, Vietjet Air và Vietnam Airlines cũng đã ký với đại gia hàng không Pháp - Airbus các thỏa thuận trị giá 6,5 tỷ USD về việc mua máy bay.
Trước đó, trong ngày 5/9, tỉnh Quảng Ninh, Công ty Linagora (Pháp) và Công ty Hanel DTT đã ký ghi nhớ hợp tác về phát triển chính quyền điện tử, đào tạo nguồn nhân lực về phần mềm nguồn mở tại địa phương. Trên nền tảng cơ sở công nghệ và kinh nghiệm của Linagora, công ty này sẽ phối hợp với Hanel DTT hỗ trợ tỉnh Quảng Ninh đánh giá mô hình Chính quyền điện tử, tư vấn các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống này; cũng như giúp Quảng Ninh xây dựng hệ thống Thư điện tử công vụ với hơn 20.000 người sử dụng và Cổng thông tin về du lịch, đối ngoại mang tầm quốc tế.
Không chỉ dừng lại ở việc xây dựng Chính quyền điện tử, các bên còn hướng tới xây dựng một đô thị thông tin dựa trên nền tảng nguồn mở của Việt Nam và Pháp.
Các hoạt động nêu trên diễn ra trong khuôn khổ chuyến thăm của Tổng thống Pháp - Francois Hollande diễn ra trong 2 ngày 6 và 7/9. Ông là Tổng thống thứ 3 của Pháp thăm Việt Nam sau chuyến thăm của Tổng thống Francois Mitterrand năm 1993 và Tổng thống Jacques Chirac năm 1997 và năm 2004. 

Thương mại điện tử nâng bước để cho mô hình kinh doanh video đào tạo

Giáo dục kết hợp với công nghệ sản xuất và đóng gói video thành các bài giảng lý thuyết, thực hành, khóa học dài hạn hoặc ngắn hạn đang là mô hình phát triển nhanh trên thế giới về số lượng người dùng, nhà cung cấp... Khóa học liên tục được mở ra và thị trường tại các quốc gia khác nhau cũng được “khác biệt hóa, địa phương hóa” cho phù hợp với thực tế.

Theo giới chuyên gia, kinh doanh video mới được khai thác, chủ yếu là các cơ sở giáo dục nên vẫn còn nhiều cơ hội cho doanh nghiệp tham gia.

thuong-mai-dien-tu-nang-buoc-cho-mo-hinh-kinh-doanh-video-dao-tao
Kinh doanh video đào tạo vẫn là mô hình tiềm năng trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam.
Xu hướng phát triển của giáo dục trực tuyến qua video được thể hiện qua việc các trường đại học lớn trên thế giới và tại Mỹ cũng đầu tư hệ thống đào tạo online. Hệ thống có thể bao gồm các bài giảng video đóng gói, giải pháp video dạng live-stream (phát trực tiếp), bài tập trực tuyến, tương tác hoặc cộng tác trực tuyến, giảng viên online qua hệ thống của nhà trường hoặc dịch vụ của bên thứ ba để làm việc, chia sẻ và đào tạo (miễn phí hoặc trả phí).
Trước bối cảnh này, không ít website thương mại điện tử kinh doanh dịch vụ video khóa học đang phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ, như một xu hướng đầu tư đảm bảo, an toàn và có khả năng sinh lời trong tương lai.
Theo Thạc sĩ Nguyễn Phan Anh, chuyên gia về Marketing, video giáo dục trả phí là một trong những mô hình thương mại điện tử có khả năng phát triển trong những năm tiếp theo, thoát ra khỏi các website cung cấp dịch vụ nội dung số trả phí thông thường (như âm nhạc, phim, sách mềm, phần mềm).
"Đây sẽ là xu hướng trong nhiều năm tiếp theo, khi chi tiêu đầu tư cho học tập ngày càng cao. Việc áp dụng công nghệ, giúp học tập ngày càng hiện đại và hợp xu thế. Chính vì vậy, hiện nay trên thị trường điện tử có hàng trăm nghìn website phát triển với các loại bài giảng, khóa học khác nhau. Cùng với đó là kiểu mô hình doanh thu khác nhau", ông nhận xét.
Ưu điểm của loại hình trên là nếu các khóa học trực tuyến được đầu tư chuyên nghiệp về video, học liệu (tài liệu học tập), dịch vụ hỗ trợ sẽ giúp người học quan tâm và hứng thú hơn. Việc học cũng chủ động về thời gian, địa điểm, thiết bị, người học có thể tham gia mọi lúc mọi nơi, cài ứng dụng học tập trên thiết bị cá nhân. Người học có thể sắp xếp lịch, học nhanh/chậm đều rất dễ dàng, có thể xem đi xem lại, dừng lại nếu cần.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhược điểm là khả năng tương tác với giảng viên đôi khi gặp khó khăn do các bài giảng video đóng gói hoặc giảng viên đang giảng bài dạng live-stream thì không có khả năng trả lời đầy đủ các thắc mắc. Đôi khi video có nội dung tẻ nhạt, giảng viên không có khả năng tương tác ảo với người học thì cũng tạo ra các học liệu kém chất lượng, gây ra sự nhàm chán.
Tại Việt Nam, thị trường sản phẩm giáo dục trực tuyến cũng phát triển khá mạnh những năm gần đây, sau trào lưu làm thương mại điện tử B2C. Tại các website thương mại điện tử cung cấp các giải pháp giáo dục trực tuyến hiện nay có nhiều khóa học, mức giá khác nhau, tùy thời lượng. Từ giáo dục đại học, cho đến các khóa học ngắn hạn, ngoại ngữ, học nghề đang phát triển tốt, tạo sự thuận lợi cho người học. Đặc biệt, nếu có khả năng ngoại ngữ và kỹ năng tốt, người học có thể bán kỹ năng và kinh nghiệm của mình cho các website trên thế giới dạy cho người nước ngoài.
Ông Nguyễn Phan Anh cho rằng: “Thị trường Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng và nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp muốn kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử, đặc biệt là đối với dịch vụ đào tạo trực tuyến". Là một trong số những giảng viên đầu tiên thử nghiệm với video giáo dục trực tuyến và website thương mại điện tử, vị chuyên gia này đánh giá giáo dục trực tuyến có thể cung cấp các giải pháp, sản phẩm, nội dung bù đắp những khoảng trống tại nhà trường với thực tế.
"Từ đánh giá kết quả mà các khóa học này mang lại cho nhiều học viên từng tham gia, tôi cho rằng đào tạo trực tuyến qua video nói chung sẽ tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp, giảng viên, nhà đào tạo, và có lợi cho cả người học, giúp thúc đẩy kỹ năng, cơ hội nghề nghiệp và nâng cao hơn nữa trình độ của người lao động Việt Nam", ông chia sẻ.

Lý do căn hộ hạng sang ở ven Hồ Tây hấp dẫn giới nhà giàu

Với cảnh quan thiên nhiên, không khí trong lành mát dịu, những kiểu kiến trúc nhà riêng khá bắt mắt, các biệt thự mới để ở và cho thuê liên tục được xây dựng khiến khu vực ven Hồ Tây trở thành vùng đất hiếm có ở Hà Nội. 

Lãnh đạo Tân Hoàng Minh cho biết, khoảng không gian rộng lớn của khu vực Hồ Tây và tiếp giáp bên bờ sông Hồng nên bất động sản khu vực này có sức hút riêng.

ly-do-can-ho-hang-sang-ven-ho-tay-hap-dan-gioi-nha-giau
Bất động sản Hồ Tây phát triển mạnh trong những năm trở lại đây.
Do đó, đây cũng là nơi cư trú ưa thích của hầu hết người nước ngoài làm việc tại Hà Nội.
Ngoài ra, các khách sạn và căn hộ cao cấp như Watermark, Fraiser Suite, D’. Le Roi Soleil... và hàng loạt các dự án khách sạn hạng sang như InterContinental Hanoi Westlake, Sheraton Hanoi Hotel... đều tọa lạc tại đây.
Lãnh đạo Tân Hoàng Minh cho biết, bên cạnh lợi thế tự nhiên, thời gian qua, nhiều chủ trương mới trong việc quy hoạch - bảo tồn cảnh quan khu vực nội đô đã giúp cho những dự án ven hồ nói chung vốn đã lợi thế nay càng được nâng cao giá trị. Giá bất động sản quanh hồ, đặc biệt là bán đảo Quảng An - khu vực ven hồ gần như chỉ tăng mà không giảm theo thị trường. Đặc biệt là các biệt thự hoặc căn hộ có view hồ Tây.
Không chỉ ở sản phẩm bán mà phân khúc cho thuê các căn hộ tại đây giá cũng khá ổn định. Đơn cử như dự án Fraiser Suite, Elegant Suites tại 10B Đặng Thai Mai hiện giá chào thuê căn hộ studio là gần 50 triệu đồng một tháng còn căn 3 phòng ngủ lên tới cả trăm triệu đồng mỗi tháng.
ly-do-can-ho-hang-sang-ven-ho-tay-hap-dan-gioi-nha-giau-1
Dự án D’. Le Roi Soleil tại số 69 Xuân Diệu, Tây Hồ, Hà Nội.
Tuy nhiên, số lượng căn hộ ở khu vực Hồ Tây để bán hoặc cho thuê thời điểm này khá hạn chế bởi phê duyệt quy hoạch phân khu hồ Tây giới hạn các tòa cao ốc. Việc xây dựng các công trình cao tầng quanh hồ được kiểm soát nghiêm ngặt, trong phạm vi 50m từ mép hồ, công trình chỉ xây tối đa 3 tầng.
"Nguồn cung ít nhưng cầu lớn khiến cho bất động sản Hồ Tây luôn khan hàng thời gian qua. Do vậy, dự án D’. Le Roi Soleil chào bán ra thị trường thời điểm này hưởng nhiều lợi thế", Tân Hoàng Minh cho hay.
Theo vị đại diện, đây là dự án hiếm hoi trên bán đảo Quảng An được cấp phép xây dựng có sổ đỏ vĩnh viễn. Với 498 căn hộ cao cấp chào bán ra thị trường, chỉ sau một thời gian ngắn đã có 70% số căn hộ được đặt mua.
Không chỉ nằm tại khu vực có môi trường sống sinh thái bậc nhất Thủ đô, dự án D’. Le Roi Soleil còn hưởng trọn mọi cơ sở hạ tầng sẵn có tại khu vực với các khách sạn hạng sang, các khu trung tâm thương mại, các nhà hàng…Bên cạnh đó, yếu tố về thiết kế kiến trúc, nội thất đẳng cấp cùng dịch vụ tiện ích theo tiêu chuẩn 5 sao cũng góp phần làm nên sức hút của dự án này.
ly-do-can-ho-hang-sang-ven-ho-tay-hap-dan-gioi-nha-giau-2
Hình ảnh thực tế tại công trường dự án D’. Le Roi Soleil.
Để khẳng định thương hiệu cũng như uy tín, Tân Hoàng Minh không ngần ngại đầu tư mạnh tay vào chất lượng dự án bằng nội thất cao cấp, tiện ích dịch vụ gia tăng và nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn.
Theo đó, với gói sự hỗ trợ tài chính từ ngân hàng SHB, khách hàng sẽ được vay 70% giá trị căn hộ với lãi suất 0% cho tới khi nhận bàn giao nhà. Hiện dự án thi công kết cấu móng tầng hầm 4 và 5, dự kiến hạng mục này hoàn tất vào ngày 30/10. Hạng mục bê tông cốt thép dầm sàn đã thi công tới tầng 8.